Những lễ hội khác Lễ hội Thái Lan

Lễ hội Hồi giáo

Tháng lễ Ramadan là sự kiện quan trọng nhất trong lịch Hồi giáo. Người Hồi giáo nhịn ăn từ 12 đến 15 giờ đồng hồ mỗi ngày trong suốt một tháng ròng rã, trong khi vẫn đến các giáo đường để nghiên cứu kinh Koran vào các buổi chiều.Một bữa tiệc lớn gọi là Id Fitr đánh dấu sự kết thúc tháng nhịn ăn. Họ cũng kỷ niệm ngày Hijra để tưởng nhớ đến cuộc tỵ nạn của tiên tri Mohammed đến thành phố Medina (cũng là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Hồi giáo). Những người Hồi giáo cũng tiến hành Haj, tức là cuộc hành hương hàng năm theo truyền thống đến Mecca.

Những lễ hội bộ lạc

Làm lồng đèn thả trên sông trong ngày Loykrathong

Tất cả các bộ lạc miền núi đều ăn tết năm mới, mặc dù không phải cùng một ngày. Người Karen, người Lisu, người Dao, và một số nhóm Lahu ăn Tết vào cùng một ngày với người Trung Hoa, và hầu hết những nghi lễ của người Dao đều rất giống với tập quán của người Trung Quốc. Người Akha, người Mèo và các nhómLahu khác ăn tết năm mới sớm hơn khoảng một tháng. Tết năm mới nổi bật với việc giết thịt trâu, , ,vịt, ngồi quây lại với nhau cùng đánh chén một bữa tiệc ê hề rượu thịt, hát hò và nhảy múa thật nhiều. Với các bộ tộc miền núi thì tết năm mới cũng là bắt đầu mùa yêu đương, vì vậy các thanh niên trai gái cùng ăn mặc thật đẹp để làm duyên. Các thanh niên người Mèo xếp thành hai hàng đối diện nhau và ném những quả bóng nhỏ ra phía sau hay về phía trước, đó là một cơ hội tuyệt vời để tự giới thiệu mình với người trong mộng. Những thanh niên người Akha đến tuổi dậy thì cùng nhau gõ từng nhóm nhỏ nhảy múa xung quanh cây nêu của ông thầy mo trong làng theo tiếng nhạc của sáo bầu và đàn luýt.Duy nhất có thời gian này trong năm là đám con trai được chơi trò đánh quay, họcố làm cho con quay của đối phương văng đi bằng cách vụt con quay của mình vào đỉnh chóp con quay của đối thủ. Ở các làng của người Akha, đám phụ nữ đi chơi đánh đu, cái đu này sẽ không được phép động đến nữa trong suốt quãng thời gian còn lại trong năm. Các bộ lạc cử hành nghi lễ bắt đầu mùa gieo cấy, để cầu phúc cho vụ thu hoạch vào mùa thu, đồng thời cũng để làm vừa lòng các vị thần bảo hộ, hay "các vị chúa đất" hình mà họ coi là những chủ nhân thực sự của cánh đồng lúa của họ. Người Karen cũng có một nghi lễ hàng năm để cúng linh hồn của các bậc tổ tiên, chủ trì buổi lễ là người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà.

Thả lồng đèn trên sông trong ngày Loykhrathong ở tỉnh Nan

Người Mèo làm riêng một cách cửa dành cho các linh hồn và một cách cửa khác cho vị thần của cây trụ giữa nhà. Hằng năm người Dao cầu xin các vị thần núi tha tội để cho phép đàn gia súc của họ được đi lại và ăn cỏ trên cánh đồng.Những vị thần ác phải được giữ ở cách xa khu vực cư trú của làng. Vì vậy cứ vào tháng 9, các chàng trai AKha làm những thanh kiếm bằng gỗ để xua đuổi các ác thần đó đi, họ kéo nhau hùng hổ chạy quanh từng ngôi nhà ở trong làng.Người Lisu thì đánh lừa các vị thần bằng cách mời họ đi ăn cỗ để các vị bước ra khỏi đường ranh giới của làng được bảo vệ bằng những lá bùa cấm kỵ cắm trên đó, khi các vị thần đã đi qua đường ranh đó rồi thì không thể trở vào đó được nữa. Các lễ hội cho phép và thậm chí đòi hỏi người dân làm những việc mà nếu không thì người ta sẽ chẳng làm vào một thời điểm khác trong năm. Chẳng hạn, lệ làng yêu cầu tổ chức một bữa tiệc lớn, để bảo đảm cho mỗi gia đình đều có một phần thức ăn giàu chất protein. Nhưng ở những lễ hội khác thì lệ làng đơn giản chỉ là để vui chơi cho thỏa thích.